Tìm kiếm tin tức
TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 




 

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết và bệnh tay chân miệng
Ngày cập nhật 29/11/2018

                   Hiện nay dịch bệnh sốt xuất huyết tại huyện Phú Lộc đang có xu hướng gia tăng tại các xã và rất dễ bùng phát thành dịch. Tính từ đầu năm 2018 đến ngày 14/11/2018, huyện Phú Lộc đã ghi nhận 111 ca bệnh mắc sốt xuất huyết, Đặc biệt, các ca bệnh nội địa chỉ xảy ra chủ yếu từ cuối tháng 9 cho đến nay. Số mắc trong tháng 9 và tháng 10 năm 2018 tăng cao so với cùng kỳ năm 2017 và dự báo có xu hướng tăng nhanh tro ng thời gian đến.

                  Về dịch bệnh tay chân miệng thường mắc phải ở trẻ em, từ đầu năm đến ngày 14/11/2018, trên địa bàn huyện ghi nhận 30 trường hợp mắc bệnh.

                  Để chủ động phòng, chống dịch sốt xuất huyết và tay chân miệng trên địa bàn trong thời gian đến, không để dịch bùng phát và lây lan trên diện rộng, ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống sinh hoạt của nhân dân. BCĐ phòng chống dịch bệnh của xã Lộc Bổn yêu cầu bà con nhân dân cần thực hiện một số biện pháp như sau:

                  Đối với phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết:

                  1-Đổ hoặc chôn lấp các vật chứa nước không cần thiết như: chai, lon, chậu hoặc lốp xe hư hỏng .v.v…để diệt cung quăng và muỗi.

                  2-Thường xuyên vệ sinh nhà cửa, phát quang bụi cây xung quanh nhà, khơi thông các cống rãnh bị ứ đọng nước để không cho muỗi đẻ và sinh sản.

                  3-Thực hiện vệ sinh môi trường: xử lý, đổ rác thải đúng nơi quy định đồng thời dùng bình xịt muỗi và các biện pháp khác như hóa chất để diệt muỗi.

                  4-Bỏ các hóa chất như: dầu hỏa, muối ăn và các chân tủ đựng thức ăn. Thả cá vào các bể nuôi cá, thường xuyên súc rữa các vật dụng chứa nước sinh hoạt hàng ngày như: chum-vại-thùng đựng nước.

                 5-Khi ngũ phải treo màn kể cả ban ngày và ban đêm.  

                  6-Khi có biểu hiện như: sốt cao liên tục, nhức đầu, phát ban đỏ ngoài da, chảy máu chân răng, nôn ra máu.v.v…thì hãy đến ngay trạm y tế hoặc các cơ quan y tế Nhà nước để khám và điều trị kịp thời, tránh lây lang cho người khác. Không nên tự mua thuốc để điều trị tại nhà.

                 7-Các thầy thuốc tư nhân phải phối hợp với Trạm y tế xã để hướng dẫn, tuyên truyền cho người dân các biện pháp phòng bệnh sốt xuất huyết.

                 Nghiêm cấm các y tế tư nhân: không được bán thuốc và giữ bệnh nhân điều trị tại nhà. Phải khuyên bệnh nhân đến trạm y tế hoặc các cơ sở y tế Nhà nước để điều trị.

Đối với phòng chống bệnh tay chân miệng:

             1)    Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng dưới vòi nước chảy nhiều lần trong ngày:

              Cả người lớn và trẻ em cần thực hiện hành vi vệ sinh này thường xuyên, đặc biệt trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn/cho trẻ ăn, trước khi bế ẵm trẻ, sau khi đi vệ sinh, sau khi thay tã và làm vệ sinh cho trẻ.

              2)    Thực hiện tốt vệ sinh ăn uống:

             Hãy ăn chín, uống chín; vật dụng ăn uống phải đảm bảo được rửa sạch sẽ trước khi sử dụng (tốt nhất là ngâm tráng nước sôi); đảm bảo sử dụng nước sạch trong sinh hoạt hàng ngày; không mớm thức ăn cho trẻ; không cho trẻ ăn bốc, mút tay, ngậm mút đồ chơi; không cho trẻ dùng chung khăn ăn, khăn tay, vật dụng ăn uống như cốc, bát, đĩa, thìa, đồ chơi chưa được khử trùng.

             3)    Vệ sinh sạch sẽ đồ chơi, dụng cụ tiếp xúc:

Thường xuyên lau sạch các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hàng ngày như đồ chơi, dụng cụ học tập, tay nắm cửa, tay vịn cầu thang, mặt bàn/ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa thông thường.

                4)    Cách ly với người mắc bệnh:

                 Không cho trẻ tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Nhiều người khi con có dấu hiệu mắc bệnh vẫn cố đưa trẻ đến lớp vì rất nhiều lý do, không có người trông, con đã đỡ để đưa trẻ đến trường. Trong khi đó, tay chân miệng rất dễ lây lan, là nguyên nhân dẫn đến nhiều ca mắc tay chân miệng trong trường học.

                Bởi tay chân miệng lây qua dịch tiết mũi họng, các bọng nước vỡ, rồi phân của trẻ mắc bệnh khi không được vệ sinh đúng cách, dính vào tay chưa được rửa vệ sinh rồi lại cầm nắm đồ vật, chăm người khác khiến bệnh dễ dàng lây lan.

                5)    Sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh:

                Phân và các chất thải của bệnh nhân phải được thu gom và đổ vào nhà tiêu hợp vệ sinh.

                Khi phát hiện trẻ có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh cần đưa trẻ đi khám hoặc thông báo ngay cho cơ quan y tế gần nhất.

Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.351
Truy cập hiện tại 628