Tìm kiếm tin tức
TIẾN ĐỘ XỬ LÝ HỒ SƠ TTHC

 




 

Liên kết website
Sở, Ban, Ngành
UBND Huyện, Thị xã, Thành phố

Chung nhan Tin Nhiem Mang

Gần 4.000 phản ánh được tiếp nhận thông qua Hệ thống phản ánh hiện trường trong 8 tháng
Ngày cập nhật 31/08/2019
Sau khi đưa hệ thống phản ánh hiện trường vào hoạt động tại Trung tâm giám sát, điều hành đô thị thông minh của tỉnh (Trung tâm IOC), bước đầu hệ thống này đã phát huy hiệu quả; là bộ công cụ giúp người dân, doanh nghiệp chủ động, tin tưởng và tham gia phản ánh kiến nghị nhiều vấn đề trong đời sống xã hội. Đó là đánh giá được đưa ra tại Hội nghị sơ kết 6 tháng triển khai hệ thống thông tin phản ánh hiện trường do UBND tỉnh tổ chức vào sáng ngày 30/8/2019.
 
 

8 tháng, tiếp nhận gần 4.000 phản ánh

Theo báo cáo của Sở Thông tin và Truyền thông, sau khi đi vào hoạt động, hệ thống phản ánh hiện trường bước đầu đã phát huy hiệu quả, thu hút sự tham gia rất lớn từ người dân. Trong quá trình triển khai hệ thống phản ánh hiện trường, đã xây dựng được bộ công cụ giúp người dân, doanh nghiệp chủ động, tin tưởng, tham gia phản ánh kiến nghị; xây dựng được kênh tương tác đa chiều, đánh giá kết quả xử lý cũng như công khai minh bạch, tạo lòng tin trong nhân dân và cộng đồng doanh nghiệp. Hệ thống cũng đã phát huy được mô hình tiếp nhận phản ánh tập trung, khắc phục được hạn chế, thiếu hiệu quả trong việc xử lý, phản ánh, kiến nghị của công dân, tổ chức thực hiện theo mô hình cũ; giảm bớt khâu xử lý trung gian, phương thức giám sát hiện đại. Tính đến thời điểm hiện nay đã có 104 cơ quan, tổ chức, đơn vị tham gia vào hoạt động xử lý phản ánh hiện trường trên cơ sở phát sinh phản ánh thuộc thẩm quyền xử lý.

Từ đầu năm 2019 đến nay, đã có gần 4.000 phản ánh của người dân đã được tiếp nhận thông qua hệ thống phản ánh hiện trường. Qua xác minh có 2.708 phản ánh đủ điều kiện theo quy định được xử lý (đã xử lý 2.327, đang xử lý 381); trong đó, lĩnh vực trật tự đô thị 1.073 (đã xử lý 958), vệ sinh môi trường 611 (đã xử lý 537), hạ tầng đô thị 489 (đã xử lý 397), hạ tầng viễn thông 202 (đã xử lý 168), dịch vụ du lịch 27, dịch vụ hành chính công 21, dịch vụ sự nghiệp - công ích 107 (đã xử lý 91) và các lĩnh vực khác 178 (đã xử lý 141). Về đánh giá mức độ hài lòng của người dân, đã có 1.521 ý kiến phản ánh của người dân đánh giá mức độ hài lòng (đạt 65%), chấp nhận giải quyết 362 ý kiến (24%), không hài lòng 157 ý kiến (11%); trong số các ý kiến phản ánh của người dân đã được xử lý có 553 phản ánh có sự tương tác của người dân (chiếm 24%).

Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Nguyễn Xuân Sơn cho hay, do hệ thống xây dựng theo hướng mở, linh động và hình thành được phương thức quản lý mới, qua đó đã xây dựng được mô hình kết nối doanh nghiệp gia vào hoạt động xử lý; đồng thời cắt giảm được các bước quy trình hành chính từ công tác chỉ đạo của cơ quan quản lý nhà nước đến doanh nghiệp thông qua hình thức xử lý trực tiếp dưới sự giám sát của cơ quan quản lý nhà nước. Đặc biệt, việc tiếp nhận và xử lý các phản ánh, kiến nghị được nhanh chóng, nhất là đối với những vấn đề nóng đã và đang diễn ra đã có sự phản hồi tích cực từ người dân đem lại hiệu quả và sự tin tưởng khi công dân gửi các phản ánh, kiến nghị.

Những vấn đề bức xúc trong xã hội được người dân phản ánh và đã được các cơ quan chức năng 
kịp thời xử lý giải quyết thông qua hệ thống phản ánh hiện trường 

Một kênh “cảm biến xã hội”

Tại hội nghị, nhiều ý kiến của các cơ quan, đơn vị, đặc biệt là ở cấp xã, phường, thị trấn cho rằng cần phát huy mạnh mẽ hệ thống này, bởi  phản ánh hiện trường là một kênh “cảm biến xã hội” nhanh nhất của người dân đối với các vấn đề bức xúc trong cuộc sống. Phó Chủ tịch UBND phường Phú Hội Dương Đăng Khoa cho hay, nếu như trước đây người dân rất ngại phản ánh các vấn đề gặp phải trong cuộc sống vì không biết phải gửi đến ai, thì nay khi gặp vấn đề cần phản ánh, người dân chỉ cần chụp ảnh gửi đến Trung tâm IOC; từ đây chính quyền các cấp được tương tác, xử lý. Từ khi có phản ánh hiện trường, lãnh đạo phường mặc dầu phải xử lý vất vả hơn nhưng đằng sau việc xử lý rốt ráo các kiến nghị, người dân càng tin tưởng vào chính quyền hơn.

Theo Phó Chủ tịch UBND phường An Đông Tạ Dương Anh Tuấn, bên cạnh những kết quả đạt được, hệ thống phản ánh hiện trường vẫn còn những hạn chế như một số tình huống phản ánh cấp bách hoặc nguy cơ rủi ro cao cần có cơ chế xử lý tức thời nhưng quy có trong quy định xử lý, nhiều phản ánh thời gian xử lý quá hạn kéo dài, một số đơn vị chậm tương tác với người dân…Hiện ở cấp xã và phường thiếu trang bị phương tiện như máy đo tiếng ồn, máy đo môi trường không khí và nước thải sinh hoạt nên việc xử lý theo thẩm quyền hoặc quá hạn sẽ thường xuyên xảy ra; vì vậy, tỉnh cần phân công rõ trách nhiệm hơn nữa để tránh chồng chéo trong quá trình giải quyết cũng như tình trạng xử lý quá hạn.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định khẳng định, mục tiêu của việc phát triển dịch vụ phản ánh hiện trường là làm cho chất lượng cuộc sống của người dân được nâng cao, quản lý đô thị tinh gọn, bảo vệ môi trường hiệu quả, nâng cao năng lực cạnh tranh, dịch vụ công nhanh chóng, thuận tiện, góp phần tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội và phòng chống tội phạm. Do đó, việc xây dựng và vận hành tốt hệ thống phản ánh hiện trường là “lợi ích muôn đời”; đó là việc xử lý tốt những bức xúc của xã hội thông qua phản ánh của người dân là tạo niềm tin trong lòng Nhân dân, góp phần xây dựng tỉnh Thừa Thiên Huế ngày càng xanh, sạch, đẹp và phát triển bền vững.

Thời gian tới, UBND tỉnh sẽ dành thêm nguồn lực để lắp đặt hệ thống camera nhằm phủ kín các trục đường chính trung tâm thành phố Huế; đồng thời nghiên cứu để lập "Nhóm zalo" để xử lý tốt hơn những phản ánh của người dân thông qua kênh phản ánh hiện trường cũng như nghiên cứu phương án tăng cường xử phạt theo quy định đối với các tình trạng vi phạm thường xuyên nhằm nâng cao tinh thần trách nhiệm và xây dựng lối sống văn minh của người dân trong cuộc sống. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phan Thiên Định nhấn mạnh.

 

Theo Thuathienhue.gov.vn
Các tin khác
Xem tin theo ngày  
Thống kê truy cập
Truy cập tổng 5.351
Truy cập hiện tại 1.171